Free Porn
xbporn

buy twitter followers
uk escorts escort
liverpool escort
buy instagram followers
Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Trang chủ Lịch Sử - Văn Hóa Danh Tăng Quảng Trị Quảng Trị: Tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch Cố Đại lão...

Quảng Trị: Tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu

Sáng ngày 22/4/2022 (22/3 Nhâm Dần), tại chùa Long An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; sơn môn pháp phái cùng Tăng chúng chùa Long An đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của cố Đại lão Hòa thượng Bổn sư.

DSC_0024.JPG

Quang lâm chứng minh và dâng hương tưởng niệm có Hòa thượng Thích Thiện Tấn – UVTT HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Trị cùng chư tôn giáo phẩm trong Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; chư Tăng Ni các tổ đình, tự viện trong và ngoài tỉnh đã về dâng hương và đảnh lễ.

DSC_0056.JPG

Thân lâm tham dự có Đại diện lãnh đạo UBND, UBMTTQVN, Ban Tôn giáo; Phòng PA02 Công an tỉnh; Đại diện lãnh đạo chính quyền và Công an huyện Triệu Phong và các ban ngành của huyện, xã Triệu Thượng; quý cụ hương chức hào lão thôn Xuân An và đông đảo Phật tử các giới đã về tham dự và dâng hương tưởng niệm.

Trong lời tưởng niệm, Hòa thượng Thích Hải Tạng – Trụ trì chùa Long An đã kính cẩn ôn lại và nét về cuộc đời của Hòa thượng Bổn sư và luôn xem đây như là những nét son điểm tô nền sử Phật.

Lạy Thầy bậc tuệ phúc cao dày

Vang lừng hào khí ngút trời mây

Đời Thầy ánh sáng soi con bước

Sưởi ấm lòng con những chuổi ngày!

Đại lão Hòa thượng pháp danh Trừng Nguyên, hiệu Đôn Hậu, thuộc đời thứ 8 phái thiền Liễu Quán, thế danh là Diệp Trương Thuần. Ngài ứng thế thọ sanh vào ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ (16/2/1905) tại làng Xuân An, tổng An Đôn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay là làng Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, nhưng lại quy ngưỡng Phật giáo. Thân phụ là cụ Diệp Văn Kỷ, một vị lương y nổi tiếng, về sau ông xuất gia học Phật với Tổ Hải Thiệu, có pháp danh là Thanh Xuân, tự Sung Mãn, đắc pháp với Tổ Tâm Truyền, được pháp hiệu là Phước Điền, khai lập chùa Long An (Quảng Trị) và kế thế trụ trì chùa Sắc tứ Tịnh Quang. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Cựu, mất sớm khi ngài vừa lên 9 tuổi.

Ngay từ lúc còn ngồi ghế Đại học tại Tây Thiên, Ngài được mời làm Giảng sư của Hội An Nam Phật học. Năm 1936, tốt nghiệp Đại học Phật giáo, ở tuổi 32, ngài được mời làm Giáo sư cho Phật học đường Báo Quốc và Luật sư cho Sơn môn Thừa Thiên. Từ đó ngài đã trở thành một hạt nhân tích cực của phong trào chấn hưng Phật giáo và là giảng sư nòng cốt của Hội An Nam Phật học. Ngài đã đi giảng dạy khắp các tỉnh miền Trung, nhất là tại Đà Nẵng và Quảng Nam.

Năm 1940 và 1942, Ngài hai lần sang thuyết giảng ở một số tỉnh có đông Việt kiều tại Lào, đàm đạo với vua Sãi và tham lễ tại một số nơi ở vương quốc Phật giáo này.

Năm 1945, Ngài thay Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám giữ chức Chánh Hội trưởng Hội An Nam Phật học (Thừa Thiên). Cũng trong năm này, Ngài nhận chức trụ trì Quốc tự Linh Mụ – một di tích lịch sử của cố đô Huế. Sang năm 1946, Ngài làm Chủ tịch Phật giáo Liên hiệp Trung bộ.

Năm 1976, Ngài đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa VI, được mời giữ chức Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN.

Từ năm 1976-1986, liên tục trong mười năm liền, Ngài giảng dạy kinh luật cho Tăng Ni ở Huế tại các chùa Linh Mụ, Báo Quốc và Linh Quang.

Năm 1979, đức Đệ nhị Tăng thống – Hòa thượng Thích Giác Nhiên viên tịch, Đại hội kỳ VIII chưa tổ chức được, Hội đồng Lưỡng viện cung thỉnh Ngài kiêm Xử lý Viện Tăng thống.

Năm 1981, Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ – Thủ đô Hà Nội, suy tôn Ngài vào Hội đồng Chứng minh, là Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật GHPGVN.

Năm 1977, 1981 và 1983, ba lần Ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu Hòa thượng các Đại giới đàn tại chùa Báo Quốc và Trúc Lâm – Huế.

Ở tuổi ngoài bát tuần, sức khỏe của Ngài đã giảm sút rất nhiều, thân ngũ uẩn như chiếc xe cũ, đèn dầu cạn, nhân duyên hội họp đã mãn. Hóa duyên đã tròn, Hòa thượng an nhiên thu thần hội nhập vào cảnh giới an lạc tịch tĩnh vào lúc 20h15, ngày 23/4/1992 (21/3 Nhâm Thân) tại tổ đình Linh Mụ (TP.Huế), trụ thế 88 năm và 68 hạ lạp.

Ngài đã quảy dép về Tây trong niềm thổn thức, bàng hoàng, kính tiếc vô biên của thất chúng môn đồ đệ tử, cùng Tăng Ni Phật tử khắp trong và ngoài nước.

Mái chùa xưa cung tiển Tôn sư, thổn thức Sa La, mây trắng vũ vần trên núi Ngự

Miền đất củ giả từ tứ chúng, bồi hồi Xá Vệ, sóng trần xao động giữa dòng Hương.

Dù Phật sự đa đoan và cuộc đời hành đạo gặp nhiều gian truân, nghịch cảnh, Hòa thượng cũng đã để lại một số tác phẩm rất có giá trị do chính Ngài dịch giải biên soạn như: Cách thức sám hối các tội đã phạmPhương pháp tu quánTứ nhiếp phápCảm ứng tự nhiênĐâu là con đường hạnh phúcĐồng mông chỉ quánSinh mệnh vô tận hay là Thuyết luân hồiLuật Tứ phần Tỳ-kheo-ni. Ngoài ra còn có một số bài đăng trên các báo Viên ÂmLiên Hoa.

Một số hình ảnh ghi nhận được:

Duy Sang

RELATED ARTICLES

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Vui lòng nhập tên của bạn

- Advertisment -

PHỔ BIẾN