ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG TU HỌC CÁC PHẬT TỬ VÀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI HOẰNG PHÁP
Trong nhiều thay đổi từ kinh tế đời sống xã hội, công nghệ thông tin…, trong lối sống hiện nay, niềm tin , lối sống và thực tập Đạo của người Phật tử chịu tác động không ít vì thông tin đa chiều và phức tạp. Trong đó ngoài những phương thức thực tập truyền thống còn nổi lên những xu hướng thực hành khác lạ, có khi giống với hình thức đạo Phật nhưng cũng có khi dường như chỉ là vay mượn trá danh phật giáo. Vấn đề đặt ra là chúng ta có nhất thiết phải chạy theo xu hướng thời đại của phật tử hay thay đổi cho phù hợp mà vẫn giữ bản chất bất biến của Đạo? Chúng ta nhìn nhận thực trạng này như thế nào cho công cuộc hoằng pháp lợi sanh? Người Phật tử phải được trang bị thế nào?
Thực trạng:
* Thực tế là có quá nhiều thông tin về Phật pháp được viết và nói lưu hành trên mạng truyền thông có thể đưa đến sự hiểu biết rộng rải đúng đắn nhưng cũng có những hoang mang niềm tin của một số phật tử nếu không thông minh chọn lọc; “đa thư loạn tâm”
* Xu hướng chọn tin và thực hành chuyên sâu một pháp môn chuyên biệt nào đó như Tịnh độ, thiền, khí công, mật tông… Nhưng lại không thực sự hiểu biết đủ sâu và rộng, tự tìm hiểu và tự thực hành mà không có sự và có đang thực sự tu học chưa.
* Xu hướng thực hành các pháp hành có thể giải quyết các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất, chữa bệnh….
* Phật tử đã quy y vẫn chưa được trang bị kiến thức về giáo lý một cách vững vàng và vì thế niềm tin cũng không được tài bồi cho kiên cố. Từ đó, Nhiều phật tử lâu năm đi chùa ăn chay, quy y nhưng cuối cùng thay đổi niềm tin của mình thành một tín đồ của đạo khác hoặc không còn niềm tin nơi Tam Bảo. Điều này có thể là vấn đề nhân duyên của mỗi cá nhân.
Những đề nghị:
* Đứng trên phương diện đầy đủ, vai trò hoằng pháp dường như bị giới hạn cho những thành viên ban hoằng pháp, những người có khả năng thuyết giảng, thiên về khẩu giáo. Chúng ta nên nói đến khái niệm rộng của vai trò người xuất gia với sứ mệnh ‘Hoằng Pháp vi gia vụ’, gần như mặc định rằng mỗi người xuất gia là một sứ giả của Như Lai trong sự nghiệp hoằng pháp nói chung: thân giáo. Nhất là các vị trú trì “cát cứ nhất phương, tục phật tuệ mạng.” – ở riêng một phương và làm cho mạng mạch của Phật được tiếp nối và lan truyền.
* Phật tử quá dễ dải với đức tin của mình, dễ bị lay động nếu có những điều kiện, ví dụ dễ chấp nhận cải đạo vì mục đích hôn nhân hay những lý do khác. Quá dễ dàng thoả hiệp nếu điều gì đó được coi là thiện lành… kiểu “Đạo nào cũng tốt cũng dạy người làm việc tốt”. Khi đối thoại với người khác hoặc thuyết giảng công chúng nhiều thành phần tôn giáo Đạt lai lạt ma cũng nói “Đạo nào cũng dậy cách thuong yêu, dạy điều tốt “, với mục đích nhiếp chúng, nhưng đối với Phật tử thuần thành ngài không dạy như vậy mà nhấn mạnh đến Bồ đề tâm thành tựu Phật quả.
* Trong thời đại thông tin phổ cập và đa chiều phong phú như hiện nay, giữa vô vàn những
* Trong thời đại thông tin phổ cập và đa chiều phong phú như hiện nay, giữa vô vàn những điều nghe và thấy, nên tạo điều kiện để các Phật tử được tiếp xúc trao đổi những khúc mắc nghi ngờ về Chánh lý của đạo để kịp thời hướng dẫn. Khuyên họ nên xem những gì và nghe những ai cho từng giai đoạn nhận thức của phật tử, tránh nghe nhiều nhiễu loạn “đa thư loạn tâm.”
* Đáp ứng nhu cầu chuyên tu của các Phật tử bằng cách tự mình hướng dẫn hoặc giới thiệu pháp môn và những vị thầy có uy tín đúng Chánh Pháp. Tránh đả kích phê phán các pháp môn khi mình chưa hiểu rõ, chưa thực sự thực hành nó để không gây hiểu lầm và xáo trộn trong niềm tin của Phật tử. Chùa Việt Nam chúng ta trong truyền thống thì dung hòa các pháp môn, thiền, tịnh, mật, không phân biệt. Đây là một trong những nét đặc thù của PGVN.
* Ứng dụng thông minh các phương tiện khac nhau trong hoằng pháp. Nhiều nơi nhiều chùa tu viện đã ứng dụng những phương pháp thực hành khí công Phật gia, thái cực quyền hoặc các phương pháp chữa bệnh của đông y , các phương pháp dưỡng sinh như thầy Tuệ Hải…, trong các khoá tu học tại chùa để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của Phật tử như công năng của Chánh Pháp: “năng trừ thân tâm bệnh” . Điều này cần ghi nhận và áp dụng rộng rãi nhưng phải không quên mục đích của Đạo Phật.
* Phật tử đã quy y nên được hàm thụ những khóa giáo lý căn bản, được học về lịch sử đức Phật, hiểu biết vê Phật pháp và tăng đoàn. Phải được sách tấn thường xuyên vấn đề nghe và học Phật pháp, tham dự các khoá tu học
* Cần thống nhất một cẩm nang quy y tam bảo (như cuốn hộ chiếu, thay vì phái quy y đơn giản chỉ ghi Pháp Danh) diễn giải ngắn gọn dễ nhớ nhất về các khái niệm như Tam Bảo, khái niệm về Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, Tứ Nhiếp Pháp, Tứ Tất Đàn, một số bài kinh tụng ngắn như Kinh Phước Đức, Kinh Từ Tâm, Tâm Kinh Bát Nhã…. để Phật tử dễ dàng nắm bắt, tụng đọc khi muốn cầu nguyện ở mọi lúc mọi nơi!
Để kết luận:
Là Phật tử chúng ta không thể nói rằng đạo nào cũng tốt, việc thiện nào cũng việc thiện hướng thiện. Đây là luận điệu chung của những thế lực muốn dụ dẫn Phật tử cải đạo, thay đổi đức tin. Tuy nhiên chúng ta đều biết, Thiện của thiên giới có thể là thiện tự nhiên nên gọi là Thiện đạo, mười thiện đạo, ai thực hành 10 điều thiện thì tự nhiên được sinh thiên. Nhưng trong đạo Phật nó còn là giới, thập thiện giới. Năm điều thiện xây dựng nhân cách xây dựng lối sống hoà bình an lạc cho xã hội, nhưng trong đạo Phật nó phải là giới: năm giới quý báu cho Phật tử quy y nhận và thực hành trọn đời. Giới là của Phật, bậc giác ngộ. Người Phật tử nhận giới từ Phật mới là Chánh đạo đưa tới giác ngộ cuối cùng. Cùng là thiện sự nhưng cái thiện đó đến từ tay Phật hoàn toàn khác với bất cứ một ai khác. Vì xu hướng hành thiện và đắc an lạc có thể là nhu yếu thiết thực trong đời này nhưng mục đích của Đạo còn xa hơn là Giác Ngộ. Người Phật tử phải xác định được đức tin này thật vững chắc thì mới không bị lạc hướng trong cuộc đời, kể cả đời này và cả những đời sau.
Và trách nhiệm của người Hoằng pháp là xây dựng cho được đức tin kiên cố và sáng tỏ này cho Phật tử.
Đại đức Thích Thanh Hương