Chùa Quy Thiện tọa lạc tại làng Quy Thiện xã Hải Quy huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Chùa được bao quanh bởi cánh đồng xanh bát ngát.
CHÙA QUY THIỆN
I.DUYÊN KHỞI:
Làng Quy Thiện nằm cách Thị xã Quảng Trị 2km về phía đông, Đông giáp làng Văn Vận, Nam giáp làng Trâm Lý – Long Hưng, Bắc giáp làng Tả Hữu, Tây giáp Thị xã Quảng Trị bốn bề bao quanh bởi con sông Nhùng (phía Đông và Nam) và sông Vỉnh Định (phía Tây và Bắc).
Cùng với những cư dân ở Thanh – Nghệ vào lập làng ở đất Thuận Hóa, vào khoảng thế kỷ thứ 16; tên làng là Trí Lễ đã có mặt trong sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An (1553).
Làng có một hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nơi thờ cúng tâm linh đầy đủ với 5 miếu thờ Ngũ Hành, miếu Thành Hoàng đặt ở trung Thổ, mỗi xóm có từ 1 đến 2 miếu thờ Nhân Thần, đền Tiên Chỉ, đền Thần Nông,…
Trí Lễ cũng là quê hương của: Cử nhân Lê Thanh Bạch (đậu cử nhân năm Thiệu Trị thứ 7 – 1847); tri phủ Thuận Thành (Bắc Ninh) và con là Lê Thanh Phái khi tử trận được nhà Nguyễn đưa vào phụng thờ ở Nghĩa Trũng đền. Ngài Nguyễn Công Ché – Đô đốc tướng quân – tước Phú Nhuận Hầu, miếu thờ tại làng và Ngài Thái Văn Toản, thượng thư bộ lại, bộ binh, đông các đại học sĩ, tước Quy Thiện Nam là thân phụ của Sư bà Thích Nữ Thể Quán và Thích Nữ Diệu Thành, người đứng ra xây dựng Chùa Quy Thiện tại Huế.
Khi Chúa Nguyễn Hoàng – là một người mộ đạo Phật, vào dựng nghiệp ở Thuận Hóa (năm 1558), đóng đô ở Dinh Cát, Ái Tử, thì phong trào Phật giáo ở vùng đất này bắt đầu phát triển, thì ở Làng Tri Lễ cùng với việc dựng Đình, xây Miếu đã dựng ngôi chùa ở Đồng Am, bằng tranh tre, nứa lá nằm ở phía Nam của làng do dân làng thờ phụng, gọi là Chùa Am. Vào thế kỷ 17, khi đo đạc lại điền thổ của làng, cánh đồng này có tên gọi là Đồng Am.
Sau chính biến Văn Thân (1885) Chùa bị đốt cháy, cũng thời điểm đó làng Trí Lễ buộc đổi tên là làng Quy Thiện. Làng xây dựng lại Chùa ở xóm Phe (địa điểm hiện tại) bằng gỗ, lợp tranh, nhà thờ vuông thờ Tam Thế Phật, tả hữu thờ Tiền Hậu Khai Khẩn Khai Canh và Thập Lục Tôn Phái.
Chùa do dân làng quản lý, phụng thờ hương khói lễ bái quanh năm, làng cử ông Lê Thanh Cày trong coi, kế tiếp đó là ông Lê Thanh Thí, Lê Thanh Nghé.
Năm 1930 Chùa được trùng tu xây dựng lại bằng gỗ, lợp ngói, tường gạch, sân có thành xây, có bình phong, lối vào Chùa chính giữa có tam cấp xây bằng gạch, lên sân rẽ ra 2 bên bình phong để vào Chùa. Chùa được thiết trí: Căn giữa thờ Tam Thế Phật (3 tượng ngồi), hai bên tả hữu thờ Khai Khẫn Khai Canh và Thập Lục tôn phái, phía trước có tượng Hộ Pháp ở giữa và cửa ra vào ở hai bên .
II.THỜI KỲ CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO
Năm 1937 -1938, An Nam Phật Học Hội được phát triển ở Quảng Trị; Cư sĩ, Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám mở các lớp giáo lý và thành lập Hội Tăng già ở Quảng Trị (?), lúc này làng Quy Thiện có 2 vị theo học:
1. Ông: Lê Thanh Sử
2. Ông: Lê Bá Gián
Hai ông đã theo học khóa đầu tiên, sau đó về tổ chức Phổ (một tổ chức Phật giáo tại địa phương) sinh hoạt ở Chùa và có thêm các ông bà:
Ông: Nguyễn Duy Chuân
Ông: Thái Văn Khâm
Bà: Võ Thị Việt
Bà: Lê Thị Tiệp
Bà: Lê Thị Hồng
Trong thời kỳ này đã có tổ chức các lễ như: Cầu an, cầu siêu và phát triển thêm đạo hữu mới.
Năm 1957, ở Quảng trị có Hội Phật học do Cư sĩ Nguyễn Văn Triển làm hội trưởng, phong trào Phật giáo được phát triển mạnh mẽ, cùng thời điểm đó khuôn hội Quy Thiện được chính thức thành lập vói các ông bà sau:
Ông: Lê Thanh Sử Khuôn trưởng
Ông: Nguyễn Duy Chuân Khuôn phó
Ông: Nguyễn Duy Thống Khuôn phó
Ông: Lê Thanh Kha Trưởng Ban Nghi Lễ
Ông: Lê Bá Hứa Trưởng Ban Xây Dựng
Ông: Lê Bá Tụng Ủy viên tương tế
Ông: Lê Thanh Triều Thủ quỷ
Ông: Thái Văn Khâm Thư ký
Ông: Đào Sĩ Uyên Xây dựng
Và các bà:
Bà: Võ Thị Việt
Bà: Lê Thị Tiệp
Bà: Lê Thị Chỉnh
Bà: Lê Thị Én
Bà: Võ Thị Hoa
Ban cố vấn:
Ông: Lê Bá Gián
Ông: Lê Thanh Trang
Ông: Lê Thanh Bào
Để cho tiện việc tu học và sinh hoạt, đạo hữu đã tổ chức ra các Vức và mỗi Vức có một người đứng đầu.
Năm 1958, được sự đồng thuận của làng nên Chùa được chuyển giao cho Khuôn hội quản lý, phụng thờ và sinh hoạt;vì lòng Chùa nhỏ (hẹp) không đủ để Đạo hữu và GĐPT lễ bái, tu học và sinh hoạt, nên đã làm thêm tiền đường phía trước bằng tranh tre, lá nứa.
Cùng thời điểm đó GĐPT cũng được hình thành tổ chức sinh hoạt.
Ban Huynh Trưởng gồm:
Gia trưởng Bác Lê Thanh Kha (do Khuôn hội cử qua).
Anh Nguyễn Duy Trinh làm Liên Đoàn Trưởng
Và gồm có quý anh chị sau:
Anh: Lê Bá Chí; Thái Văn Nồng: Lê Viết Lộc; Nguyễn Duy Lý; Nguyễn Duy Thạch
Chị: Thái Thị Cháu; Lê Thị Thanh; Lê Thị Sen; Nguyễn Thị Phụng;
Qua tháng 5 năm Mậu Tý (1958), theo văn thư số 168 PG/QT ngày 14 tháng 4 năm 1958 Khuôn hội được chính thức thành lập với danh xưng khuôn Tịnh Độ Quy Thiện. Đến ngày 15 tháng 7 năm Kỷ Hợi(1959), nhân Mùa Vu Lan Thắng Hội, GĐPT được BHD Tỉnh do anh Nguyễn Đức Cự (Trưởng BHD) trao quyết định chính thức thành lập GĐPT với danh xưng GĐPT Quy Thiện cho Bác Gia trưởng Lê Thanh Kha và Liên Đoàn Trưởng Nguyễn Duy Trinh nhận. (Trước đó GĐPT đã sinh hoạt từ năm 1958 Trong những ngày đầu mới thành lập, nhu cầu Huynh trưởng để hướng dẫn cho Đoàn sinh rất là cần thiết; vì vậy được sự đồng ý của Khuôn hội nên BHT đã cử 9 anh chị em tham gia khóa Huấn Luyện Huynh trưởng Cấp I gồm các anh: Nguyễn Duy Trinh, Thái Văn Nồng, Lê Viết Lộc, Thái Thị Cháu, Lê Thị Sen, Thái Thị Sanh, Nguyễn Duy Lý, Nguyễn Duy Thạch, Nguyễn Duy Phê, các anh chị Huynh trưởng đã tham gia đầy đủ và đều đạt được kết quả tốt.
III.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHUÔN GIÁO HỘI QUY THIỆN QUA CÁC THỜI KỲ NHƯ SAU:
Ngày 03/5/1958 Khuôn Hội được quyết định thành lập.
Từ năm 1964 – 1972: Duy trì tu học, sinh hoạt thường xuyên; cũng cố thành lập các ban như: tương tế, tổ chức cầu siêu, cầu an, thăm hỏi ốm đau, hoạn nạn cho nhiều gia đình đạo hữu.
Sau khi thành lập khuôn hội, các ông: Lê Thanh Bào, Lê Thanh Trang, Lê Bá Gián, Nguyễn Duy Thống thay nhau làm Khuôn Hội trưởng,tiếp theo đó các ông được bầu làm khuôn trưởng, đại diện NPĐ, trưởng Ban hộ tự như sau:
Từ năm 1974 – 1978 Ông: Lê Thanh Thong (Đã)
1979 – 1981 Ông: Lê Thanh Xử
1981 – 1999 Ông: Lê Thanh Kha
2000 – 2011 Ông: Lê Bá Chí (Trưởng Ban hộ tự)
2000 – 2011 Ông: Thái Văn Nồng (Đại diện Niệm Phật Đường)
2011 – 2014 Ông: Lê Thanh Uyên
Từ tháng 7/2014 – Nay Ông: Nguyễn Duy Phụ
Gia trưởng phụ trách GĐPT qua các thời kỳ:
Từ năm: – 1958 – 1972 Bác: Lê Thanh Kha
– 1972 – 1974 (Chiến tranh): Sinh hoạt GĐPT bị gián đoạn.
– Tháng 1/1974: Hình thành một BHT tạm thời để khôi phục lại phong trào và do Bác Lê Thanh Uyên làm gia trưởng.
– 1975 – 1994 Bác: Lê Thanh Kha
– 1995 – 1997 Bác: Nguyễn Duy Trinh
– 1998 – 2000 Bác: Thái Văn Nồng
– 2001 – Nay Bác: Nguyễn Duy Phụ
IV.VỀ XÂY DỰNG
Đến năm 1960 nhờ Hồng ân Tam Bảo, được sự đồng thuận cao của quý đạo hữu và quý Phật tử đã đóng góp công sức, tiền của để xây dựng lại Chùa.
Trong thời gian này Khuôn Hội và GĐPT đã được Bác Lê Thanh Kha cho mượn nhà để sinh hoạt, tu học và lễ bái. Trong thời gian về đây,vào mùa Thành đạo 08/12 GĐPT Quy Thiện đã tổ chức thành công một đem văn nghệ cúng dường, giúp vui cho Đạo hữu và Đoàn sinh.
Trong thời gian này có Huynh trưởng Thái Thị Cháu (nay là Ni Sư Thích Nữ Diệu Thành), Nguyễn Thị Hòe, Nguyễn Thị Dung đã xuất gia tu hành tại Huế.
Chùa xây dựng từ năm 1960 đến năm 1962 hoàn thành, tọa lạc tên nền Chùa cũ,theo kiến trúc mô hình chùa Từ Đàm Huế; có chiều dài là: 12.5m, rộng 6m, hành lang hai bên rộng 1m, có tiền đường, hai lầu Chuông Trống và đều được trang trí theo họa tiết cổ. Chính giữa chánh điện thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, tả hữu thờ hội viên quá cố, cạnh chánh điện có 2 phòng dành cho Tăng, Ni về lưu trú.
Tường xây bằng Blô và gạch,mái lợp ngói liệt, băng kèo bằng gồ kiền.
Chùa hoàn thành được khuôn tổ chức an vị tôn Tượng Bổn Sư và cung thỉnh Thượng Tọa Thích Thiện Chí (chùa Đồng Tri) về chứng minh và cũng từ đây khuôn hội thống nhất lấy ngày 26/3 âm lịch là ngày truyền thống tổ chức lễ Hiệp kỵ chung của giáo hội.
Năm 1963 khuôn Tịnh Độ Quy Thiện dự kiến tổ chức khánh thành, trai đàn,cầu siêu, giải oan bạt độ, chẩn tế âm linh cô hồn nhưng chưa thực hiện được vì pháp nạn 1963.
Trong thời gian đó, khuôn Quy Thiện có tổ chức 2 cuộc tuyệt thực 24 giờ.
Trong thời gian này đã thực hiện chương trình góp gạo Bồ Đề.
Năm 1964 GHPGVN thống nhất chính thức thành lập điều hành sinh hoạt, Phật tử, Đạo hữu trở lại sinh hoạt, tu học, từ nay có tên gọi mới là Khuôn hội Phật Giáo Quy Thiện.
Khuôn hội lại tiêp tục xây dựng nhà Giảng đường, về kinh phí đều do Đạo hữu hoan hỷ đóng góp, và tổ chức trai đàn chẩn tế và cung thỉnh Hòa Thượng Thích Lương Bật chứng minh đã thành công tốt đẹp.
Năm 1965: Lúc này Khuôn giáo hội cũng tổ chức đúc Đại Hồng Chung và cũng cung thỉnh Hòa Thượng Thích Lương Bật chứng minh.
Khuôn hội phối hợp cùng GĐPT tổ chức các đại hội, trại, triển lãm…được BHD và các đơn vị bạn tham dự đánh giá khá, có hướng đi lên.
Trong năm này, dưới sự chứng minh và truyền giới của Hòa Thượng Thích Lương Bật đã Quy y cho Đạo hữu và 42 Huynh trưởng và Đoàn sinh của Đơn vị tại Chùa Tỉnh hội.
Năm 1966: Chính quyền Sài Gòn lại một lần nữa đàn áp Phật giáo, GĐPT đã có 3 Huynh trưởng tham gia vào lực lượng vô úy cứu nguy Đà Nẵng.
+ Anh: Lê Bá Chí
+ Anh: Nguyễn Duy Phụ
+Anh: Đào Sĩ Chuyên
Sau đó khuôn giáo hội trở lại sinh hoạt, mọi lễ lược đều dần ổn định, GĐPT lúc này cũng sinh hoạt trở lại bình thường, Huynh trưởng và đoàn sinh có lúc lên đến gần 200 người.
Theo sự thống nhất của BHD , lấy ngày Vía của Đức Phật A Di Đà (17/11 âm lịch) để tổ chức lễ Hiệp Kỵ cho Huynh trưởng và đoàn sinh quá cố. Kể từ đó GĐPT Quy Thiện cũng lấy ngày đó làm ngày truyền thống hiệp kỵ cho Chư hương linh quá cố của Đơn vị.
Mùa hè năm 1972, chiến tranh xảy ra khốc liệt nên dân làng một phần ra sơ tán tại vùng giải phóng Gio Linh-Quảng Trị, một phần dân vào Huế và Đà Nẵng nên mọi sinh hoạt của khuôn giáo hội và GĐPT bị gián đoạn.
Đến năm 1973 – 1974, hồi cư trở về thì Chùa đã đổ hết một căn phía trước, 2 lầu Chuông Trống và tiền đường đã bị hư hỏng nặng, Đại Hồng Chung cũng bị mất.
Để có nơi phụng thờ Tam Bảo và lễ bái tạm thời, quý đạo hữu đã tận dụng lại một số tôn để lợp lại. Trong lúc này, sự sinh hoạt của Khuôn giáo hội cũng như GĐPT có sự cầm chừng.
Năm 1975: Quê hương đã hoàn toàn giải phóng mọi người đã trở về quê, nhiều Đạo hữu và anh chị em GĐPT đã bắt tay vào tổ chức lễ Phật Đản PL 2519 thành công tốt đẹp, trong năm này GĐPT Quy Thiện đã tổ chức Chu niên lần thứ 16 của mình. Trong ngày này Đạo hữu cũng chẳng được là mấy người, trong buổi lễ Phật xong thì một BHT GĐPT Quy Thiện được hình thành gồm:
Gia trưởng: Lê Thanh Kha
Liên Đoàn Trưởng Nam: Lê Bá Chí
Liên Đoàn Trưởng Nữ: Lê Thị Tuyết
Thư ký: Thái Văn Nồng
Thủ quỹ: Nguyễn Duy Phụ
Đoàn Trưởng Thiếu Nam: Đào Sĩ Tứ
Đoàn Trưởng Thiếu Nữ: Nguyễn Thị Lành
Đoàn Trưởng Nam Oanh Vũ : Nguyễn Công Thừa
Đoàn Trưởng Nữ Oanh Vũ: Nguyễn Thị Hanh
Ban Huynh Trưởng lúc này vừa là Đạo hữu vừa là GĐPT, sinh hoạt là ngày mồng Một và ngày Rằm âm lịch hàng tháng.
Năm 1981, đã gửi một số Đạo hữu và Huynh trưởng Quy y,thọ giới ở Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang do Hòa Thượng Thích Đôn Hậu truyền giới.
Năm 1982, lại một lần nữa chùa lại bị dột nát và Ban Hộ Tự đã tận dụng được một số ngói liệt của làng và các đạo hữu hảo tâm cúng dường để lợp lại.
Cho đến năm 1985 cơn bão số 10 ập đến đã làm sập đổ cả hai mái ngói. Tuy vậy, nhờ tấm lòng đầy nhiệt huyết và sự trăn trở của quý Bác và BHT đã vận động, nên 2 Bác Đạo hữu Lê Thanh Xử và Thái Văn Bân cho mượn 2800 viên ngói để lợp lại mái chùa, sau đó nhờ sự phát tâm cúng dường của quý đạo hữu và GĐPT nên đã trả lại số ngói trên.
Giai đoạn này đã có GHPG lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, từ nay danh xưng Niệm Phật Đường Quy Thiện đã được đi vào trong lòng của người dân làng Quy Thiện; điều hành Niệm Phật Đường là Bác Đại diện và Ban Hộ Tự.
Nhìn chung thời gian này chưa có gì tiến triển đáng kể cho đến năm 1989.
Lúc này nhìn chung kinh tế của Đạo hữu ngày một khá hơn nên người đến chùa ngày càng đông hơn, riêng GĐPT chỉ trong vòng 2 tháng số lượng Đoàn sinh tham gia đến 150 Đoàn sinh, tu hoc và huấn luyện được Niệm Phật Đường và quý Đạo hữu hỗ trợ để thực hiện mọi công tác Phật sự.
Từ thời gian này trở đi, mọi công tác Phật sự như đi chùa lễ Phật, các lễ vía, hiệp kỵ… đều được tổ chức tương đối nề nếp. Ngoài ra Niệm Phật Đường còn đóng góp, tham gia nhiều ngày công trong việc xây dựng chùa Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Quảng Trị, chùa Tổ Đình Sắc Tứ, các ngày Đại lễ, Kỵ tổ…hàng năm.
Năm 1990 Niệm Phật Đường tổ chức đổ đất nâng sân chùa, sửa chữa một số hạng mục nhỏ trong chùa đã bị hư hỏng.
Các kỳ lễ lớn hàng năm như lễ Phật Đản, Vu Lan… Niệm Phật Đường cũng như GĐPT đều dành một số quỹ để thăm viếng các trường hợp đặc biệt do tai nạn, ốm đau, thiên tai…
Năm 1990 được Thượng Tọa Thích Phước Châu trực tiếp sơn, thếp vàng lại tượng Bổn Sư.
Thời gian này Đạo hữu và Đoàn sinh ngày càng đông và được sự đồng thuận của Niệm Phật Đường nên vào năm 1992 tổ chức lễ Quy y và cung thỉnh Hòa Thượng Thích Chánh Trực chứng minh và truyền giới.
Năm 1992: Ni Sư Thích Nữ Diệu Thành cúng 2 tượng Địa Tạng và Quán Thế Âm thờ phía trước (tả – hữu) chánh điện.
Từ 1992 – 1998: Đã tổ chức trùng tu tiền đường và hai lầu chuông trống.
Năm 1995 Thượng Tọa Thích Phước Châu cúng tượng Đức Phật A Di Đà thờ trước chánh điện.
Năm 1998 Niệm Phật Đường tổ chức lễ Quy y cho Đạo hữu, Huynh trưởng và Đoàn sinh và cung thỉnh Thượng Tọa Thích Phước Châu truyền giới.
Đến năm 2001,để có chỗ cho GĐPT sinh hoạt và lưu giữ tài liệu, khí mãnh nên đã được sự đồng ý của Đại Diện Niệm Phật Đường và Ban Hộ Tự nên Đơn vị đã xây dựng được một Đoàn quán với chiều dài 7,5m; rộng 3,5m, mái lợp tôn Pơrôxi măng, công trình này do Huynh trưởng và Đoàn sinh đóng góp từ công cho đến vật tư, và nhờ sự hỗ trợ của quý ân nhân. Đoàn quán được khánh thành vào ngày 17 tháng 11 năm Tân Tỵ (2001), nhằm ngày lễ vía Đức Phật A Di Đà và cũng là ngày truyền thống Hiệp kỵ Huynh trưởng, Đoàn sinh quá cố của đơn vị.
Năm 2002, anh Lê Văn Thu hỷ cúng tượng Quán Thế Âm, đến năm 2004 nhờ sự đóng góp của quý Đạo hữu và các nhà hảo tâm nên đã xây dựng Quan Âm Các với giá trị gần 40 triệu đồng (tính giá trị vào thời điểm đó)
Năm 2005 gia đình Đạo hữu Nguyễn Văn Lành và Đạo hữu Nguyễn Văn Hai phát tâm cùng Giáo hội đúc Đại Hồng Chung.
Đến năm 2006 thể theo nguyện vọng của người dân làng Quy Thiện nói chung và của tất cả Đạo hữu Phật tử nói riêng phải làm sao tổ chức được một kỳ trai đàn chẩn tế siêu độ cho phụ mẫu, thân bằng quyến thuộc.
Được sự trợ duyên, trợ lực lớn lao của Sư cô Diệu Thành (Chùa Tịnh Đức – HUẾ), sự quyết tâm của Niệm Phật Đường và quý Đạo hữu nên trai đàn được tổ chức hoàn mãn dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Thích Chánh Liêm và Hòa Thượng Thích Thiện Tấn; chủ sám Hòa Thượng Thích Huệ Ấn (chùa Phổ Quang – HUẾ) và được TT. Thích Tín Thuận cố vấn tổ chức, trưởng Ban tổ chức: Đạo hữu Thái Văn Nồng; chủ bái: Đạo hữu Lê Bá Chí, Nguyễn Duy Tích và Thái Văn Nghĩa đã thành công viên mãn.
Trong giai đoạn này, GĐPT được sự hổ trợ của Niệm Phật Đường nên trong tu học, sinh hoạt đã được Ban Hướng Dẫn, Ban Trị Sự tặng nhiều bằng khen, giấy khen, cờ xuất sắc; nhiều Huynh trưởng và Đoàn sinh tu học huấn luyện có nhiều thành tích qua nhiều năm.
Năm 2010 Niệm Phật Đường tổ chức lễ quy y cho Đạo hữu, Đoàn sinh thọ Tam Quy ngũ giới; cung thỉnh Đại Đức Thích Tín Thuận chứng minh và truyền giới.
Năm 2011, Chùa bị xuống cấp trầm trọng, mái dột, tường nứt rạn không thể lễ bái và sinh hoạt được. Ban hộ tự quyết định xây dựng lại và thành lập ban vận động.
Ban Vận Động gồm có:
Đạo hữu Lê Thanh Uyên
Đạo hữu Nguyễn Duy Trinh
Đạo hữu Nguyễn Duy Ái
Ban Kiến Thiết:
Đạo hữu Nguyễn Duy Ái
Đạo hữu Nguyễn Duy Trinh
Đạo hữu Lê Thanh Phỉ
Đạo hữu Nguyễn Duy Cương
Đạo hữu Nguyễn Duy Long
Nhờ sự hảo tâm cúng dường của Sư cô Thích Nữ Diệu Thành (chùa Tịnh Đức-HUẾ), gia đình anh chị Nguyễn Văn Lành (USA), anh Lê Thanh Hoàng (Tp Hồ Chí Minh), và nhiều bà con Phật tử xa gần chung sức,chung lòng xây dựng, đại trùng tu ngôi Chùa vói giá trị trên 1,3 tỷ đồng (tính giá trị thời điểm lúc đó)
Chùa cung thỉnh: Hòa Thượng Thích Thiện Tấn
Hòa Thượng Thích Trí Hải
Sư cô Thích Nữ Diệu Thành
Chứng minh cầu nguyện, đặt đá, an vị. Qua hơn 2 năm quyên góp xây dựng, đầu xuân 2013 Chùa long trọng tổ chức Lễ Khánh Thành và trai đàn chẩn tế âm linh, cô hồn, âm hồn do quý Hòa Thượng Thích Thiện Tấn, Hòa Thượng Thích Trí Hải chứng minh; Hòa Thượng Thích Thanh Đàm làm chủ sám, Sư cô Thích Nữ Diệu Thành trợ duyên. Chùa đã tổ chức cúng dường trai tăng gần 100 vị,với thiện duyên đó, đã tạo ra cho dân làng Quy Thiện nói chung và hàng Phật tử nói riêng một niềm tin mãnh liệt vào Tam Bảo, chung nhau xây dựng một đời sống đạo hạnh góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới ở một làng quê đã trãi qua nhiều đau thương mất mát, chiến tranh loạn lạc.
“ Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”
Từ ngoài nhìn vào ở chính giữa sân là Quan Âm Các,phía bên phải là Đàn Âm hồn, đi vào phía trong Chùa 2 bên tả hữu là tượng hộ pháp, phía giữa chánh điện là thờ Tôn tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Phía trước (trong chùa) là tượng Đức Phật A Di Đà, phía tả hữu trong chánh điện là thờ Ngài Địa Tạng và Bồ Tát Quán Thế Âm. phía sau hậu linh, chính giữa thờ Tiền Hậu khai khẩn, tả hữu thờ tiền hậu công đức và chư hương linh ký tự, Huynh trưởng, Đoàn sinh quá cố.
Năm 2013 Đàn âm hồn của chùa cũng được xây dựng lại, khang trang hơn, đẹp đễ hơn.
Sau khi ngôi Phạm vũ đã hoàn thiện, nhờ Niệm Phật Đường hổ trợ, quý anh chị Ban Bảo trợ và quý ân nhân giúp đỡ, cộng vào đó là sự đóng góp của Huynh trưởng , Đoàn sinh đã xây dựng lại Đoàn quán với diện tích gần 40m2.
Vào tháng 4 năm 2014 được sự hỗ trợ của Sa di Thích Niệm Tịnh ở Tổ Đình Sắc Tứ nên Đơn vị đã thay lại được đòn tay (kẻm) và mái tôn ( tôn lạnh).
Năm 2012 Gia Đình Phật Tử Quy Thiện được GHPGVN tỉnh Quảng trị tặng bằng tuyên dương công đức.
VI. NHỮNG CÔNG TÁC PHẬT SỰ
*Hằng năm Niệm Phật Đường cũng như GĐPT đều tổ chức những ngày lễ vía, lễ thường niên như:
-Hiệp kỵ chư hương linh bị tàn sát ngày 26 tháng 3 năm 1947 và ngày này cũng là ngày hiệp kỵ của Đạo hữu quá cố
-Hiệp kỵ chư hương linh Huynh trưởng và Đoàn sinh quá cố (17/11)
-Các ngày lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan, Cầu An đầu năm…Niệm Phật đường cũng như GĐPT đều tổ chức trần thiết,tổ chức các khóa lễ cầu an, cầu siêu cho các gia đình, tham gia hộ niệm các nghi lễ Phật giáo tại địa phương.
-Phối hợp với các đạo tràng tổ chức các khóa tu Bát quan trai.
*Ngoài những công tác Phật sự tại địa phương, Niệm Phật Đường và GĐPT còn tham gia những công tác Phật sự của Huyện hội, Tỉnh hội như:
-Tổ chức cho Huynh trưởng, Đoàn sinh và quý đạo tràng tham gia nhiều ngày công phục vụ xây dựng Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang, Chùa Tỉnh Hội, Hội trường Phân Ban Hướng Dẫn, xây dựng lễ đài, kỳ đài vào các ngày Đại lễ hàng năm.
-Tham gia và phục vụ các Tang lễ của cố Hòa Thượng cũng như cố Huynh trưởng.
-Hàng năm Niệm Phật đường và GĐPT đều tham gia cúng dường trai Tăng vào mùa An Cư Kiết Hạ tại các Chùa, Tổ Đình…
-GĐPT luôn tham dự các trại Huấn luyện các cấp, trại họp bạn do Huyện, Tỉnh tổ chức và đều có những thành tích tốt.
*Đối với công tác từ thiện – xã hôi:
-Phối hợp với Ban từ thiện Tỉnh xin 02 phòng học cho lớp mẫu giáo ở làng.
-Ban từ thiện luôn phối hợp với các nhà hảo tâm và các tổ chức từ thiện phát quà,tiền cứu trợ sau những lần quê hương bị thiên tai lũ lụt,…và được Chính quyền, Mặt trận đoàn thể đánh giá tốt.
*Ngoài những hoạt động tu học, sinh hoạt,…từ dưới mái Chùa Quy Thiện đã có những Đoàn sinh, con em của Đạo hữu đã có duyên với Phật Pháp nên đã xuất gia tu học và đã có nhiều vị là nồng cốt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam như:
-Sư bà: Thích Nữ Thể Quán
Thích Nữ Diệu Thành
-Đại đức: Thích Tín Thuận
Thích Tánh An
Thích Hạnh Toàn
–Sa di: Thích Niệm Tịnh
-Sư cô: Thích Nữ Liên Diệu
Thích Nữ Liên Thanh
Thích Nữ Nguyên Phổ
*Xuất thân từ GĐPT, cũng có rất nhiều Huynh trưởng là lãnh đạo của P/BHD, BĐH Huyện, Thị, Vùng… như:
-Anh: Lê Bá Chí, Thái Văn Nồng, Nguyễn Duy Phụ, Lê Thanh Sa, Nguyễn Duy Lương và Chị Lê Thị Vê.
V. VỀ PHÁP KHÍ
Hiện tại Niệm Phật Đường có một số Pháp khí như: Chuông Mõ, Trống, và một số vật dụng như: Loa máy (âm thanh), đèn đồng, bình hoa, bàn ghế, chén bát…đều được các tín chủ phát tâm cúng dường và đều lưu ở sổ vàng của Niệm Phật Đường và sổ của GĐPT.
SỬ LIỆU GHI LẠI TẠI CHÙA QUY THIỆN NĂM 2013